Phát hiện và loài Edmontonia

Edmontonia armour So sánh kích thước của Edmontonia với người.

Loài điển hình của chi Edmontonia là E. longiceps được George Paterson phát hiện năm 1924. Nó được C. M. Sternberg đặt tên năm 1928. E. rugosidens, được Gilmore chính thức đặt tên năm 1930, được thông báo từ thành hệ Aguja tại Texas. Các loài của chi Edmontonia bao gồm:

  • E. longiceps (điển hình);
  • E. rugosidens, đôi khi được đặt trong chi riêng của chính nó là Chassternbergia, lần đầu tiên được Robert T. Bakker coi là phân chi năm 1988 (Edmontonia (Chassternbergia) rugosidens) và dựa trên các khác biệt tong tỷ lệ hộp sọ từ E. longiceps[2][3]. Phân chi/Chi này không được chấp nhận rộng rãi[4][5][Từ nguyên học của Chassternbergia: Để ghi công Charles Mortram Sternberg (1885-1981), một nhà cổ sinh vật học Canada, vào năm 1928 đã đặt tên và mô tả Edmontonia longiceps, một loài giáp long họ Nodosauridae mà sau này Robert Bakker có thể đã sử dụng như là cơ sở cho việc đề xuất họ giáp long mới Edmontoniidae, trong đó bao gồm phân chi mới, Chassternbergia cũng như loài/chi mới Denversaurus schlessmani. Sternberg, được ghi công vì công trình sớm hơn của ông về Edmontonia longiceps[6].]
  • E. australis[3], chỉ được biết đến từ các xương mai phần cổ và được coi là tên gọi mơ hồ[4] hay từ đồng nghĩa của Glyptodontopelta mimus[7].

Thông thường được gộp trong chi này là Denversaurus schlessmani ("thằn lằn Denver của Schlessman"). Đơn vị phân loại này được Bakker đề ra năm 1988 cho một hộp sọ từ thành hệ Lance thuộc Hậu Maastricht Thượng Phấn trắng tại Nam Dakota[2], nhưng các tác giả sau này coi nó thuộc về Edmontonia rugosidens[5]. Mẫu vật điển hình của Denversaurus nằm trong bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Denver (nay là Viện Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver) tại Denver, Colorado (vì thế mà tên khoa học của chi có chứa Denver + saurus).